Mitsubishi F1M

F1M
Máy bay Mitsubishi F1M2 đang tuần tra, năm 1943.
KiểuThủy phi cơ trinh sát
Hãng sản xuấtMitsubishi
Chuyến bay đầu tiêntháng 6 năm 1936
Được giới thiệu1941
Khách hàng chínhHải quân Đế quốc Nhật Bản
Được chế tạo1936 - 1944
Số lượng sản xuất1.118

Chiếc Mitsubishi F1M là một kiểu thủy phi cơ tuần tra trinh sát của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II. Giữa những năm 19361944, đã có 1.118 chiếc được chế tạo. Hải quân Nhật đặt tên chính thức cho kiểu máy bay này là "Thủy phi cơ Quan sát Loại Zero" (零式水上観測機), trong khi phe Đồng Minh đặt cho nó tên mã là "Pete".

Thiết kế và phát triển

Chiếc F1M1 được trang bị kiểu động cơ bố trí hình tròn Nakajima Hikari MK1, cung cấp công suất 611 kW (820 mã lực), đạt được tốc độ tối đa 368 km/h (230 dặm mỗi giờ) và hoạt động ở tầm xa đến 1.072 km (670 dặm) khi chất đầy tải. Nó có thể được trang bị tối đa 3 súng máy 7,7 mm (hai khẩu cố định bắn ra phía trước và một khẩu di động bắn ra phía sau) và 2 bom 60 kg (132 lb). Nó cung cấp cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản một nền tảng hoạt động rất linh hoạt.

Lịch sử hoạt động

Chiếc F1M ban đầu được chế tạo như một thủy phi cơ trinh sát được phóng lên bằng máy phóng. Tuy nhiên "Pete" đảm trách một số vai trò tại chỗ bao gồm máy bay tiêm kích phòng thủ khu vực, hộ tống đoàn tàu, ném bom, chống tàu ngầm, tuần tra đại dương, giải cứu và chuyên chở. Kiểu máy bay này đã tham gia không chiến tại quần đảo Aleutian, quần đảo Solomon và nhiều mặt trận khác.

Các phiên bản

F1M1
Chiếc nguyên mẫu. Có bốn chiếc được chế tạo.
F1M2
Thủy phi cơ trinh sát hai chỗ ngồi dành cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
F1M2-K
Phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi.

Các nước sử dụng

 Nhật Bản
 Thái Lan
  • Không quân Hoàng gia Thái Lan

Đặc điểm kỹ thuật (F1M1)

Dữ liệu từ Japanese Aircraft of the Pacific War [1]

Đặc tính chung

  • Đội bay: 02 người (phi công và xạ thủ súng máy đuôi)
  • Chiều dài: 9,50 m (31 ft 2 in)
  • Sải cánh: 11,00 m (36 ft 1 in)
  • Chiều cao: 4,00 m (13 ft 2 in)
  • Diện tích bề mặt cánh: 29,5 m² (317,5 ft²)
  • Lực nâng của cánh: 86,3 kg/m² (17,7 lb/ft²)
  • Trọng lượng không tải: 1.928 kg (4.330 lb)
  • Trọng lượng có tải: 2.550 kg (5.620 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 2.856 kg (6.296 lb)[2]
  • Động cơ: 1 x động cơ Nakajima Hikari MK1 bố trí hình tròn, công suất 820 mã lực (611 kW)

Đặc tính bay

  • Tốc độ lớn nhất: 368 km/h (230 mph)
  • Tầm bay tối đa: 1.070 km (670 mi)
  • Trần bay: 9.440 m (30.970 ft)
  • Tốc độ lên cao: 10 m/s (1.969 ft/min)
  • Tỉ lệ công suất/khối lượng: 0,29 kW/kg (0,17 hp/lb)

Vũ khí

  • 3 x súng máy 7,7 mm (0,303 in), hai khẩu cố định Kiểu 97 bắn ra phía trước và một khẩu di động Kiểu 92 bắn ra phía sau
  • 2 x bom 60 kg (132 lb)

Chú thích

  1. ^ Francillon 1970, trang 362.
  2. ^ Green 1962, trang 131.

Tham khảo

  • René J. Francillion "Japanese Aircraft of the Pacific War" - Putnam - 1979
  • Green, William. War Planes of the Second World War, Volume Six: Floatplanes. London: Macdonald & Co., (Publishers) Ltd., 1962.

Liên kết ngoài

  • http://www.combinedfleet.com/ijna/f1m.htm

Nội dung liên quan

Máy bay tương tự

Trình tự thiết kế

F1A/F1K/F1M

Danh sách liên quan

  • x
  • t
  • s
Máy bay Mitsubishi
Định danh của công ty

1MF • 1MF9 • 1MF10 • 1MT • 2MB1 • 2MB2 • 2MR • 2MR8 • 2MT • 3MT5 • 3MT10 • Ka-8 • Ka-12 • 4MS1 • MC-1 • MC-20 • MH2000 • MU-2 • MU-300 • MRJ • RP-1

Định danh ban đầu của
Lục quân Đế quốc Nhật Bản

Ko 1

Định danh ngắn gọn của
Lục quân Đế quốc Nhật Bản

Ki-1 • Ki-2 • Ki-7 • Ki-15 • Ki-20 • Ki-21 • Ki-30 • Ki-46 • Ki-51 • Ki-57 • Ki-67 • Ki-83 • Ki-109 • Ki-202

Định danh ngắn gọn của
Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Máy bay tiêm kích
hoạt động trên tàu sân bay

A5M • A6M • A7M

Máy bay ném ngư lôi
hoạt động trên tàu sân bay

B1M • B2M • B4M • B5M

Máy bay trinh sát

C1M • C5M

Máy bay ném bom bổ nhào
hoạt động trên tàu sân bay

D3M

Thủy phi cơ trinh sát

F1M

Máy bay ném bom cường kích
cất/hạ cánh trên mặt đất

G1M • G3M • G4M • G6M • G7M

Máy bay tiêm kích đánh chặn

J2M • J4M • J8M

Máy bay vận tải

L4M

Máy bay huấn luyện

K3M • K6M • K7M

Máy bay tuần tra

Q2M

Định danh của quân Đồng minh
trong chiến tranh thế giới thứ hai

Ann • Babs • Betty • Claude • Dinah • Eva • Eve • Gwen • Hap • Hamp • Jack • Jane • Kate 61 • Loise • Louise • Luke • Mabel • Nell • Pete • Pine • Sally • Sam • Sandy • Sonia • Steve • Tina • Topsy • Zeke

Định danh của
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

F-1 • F-2 • F-15J • F-X • SH-60/UH-60 • T-2 • X-2

Phân chia công ty

Mitsubishi Aircraft Company (trước năm 1950) • Mitsubishi Heavy Industries (sau năm 1964) • Mitsubishi Aircraft Corporation

  • x
  • t
  • s
Định danh thủy phi cơ thám sát của Hải quân Đế quốc Nhật Bản

F1A/F1K/F1M

  • x
  • t
  • s
Máy bay trong
biên chế Nhật Bản

Abdul • Alf • Ann • Babs • Baka • Belle • Betty • Bob • Buzzard • Cedar • Cherry • Clara • Claude • Cypress • Dave • Dick • Dinah • Dot • Edna • Emily • Eva • Eve • Frances • Frank • Gander • George • Glen • Goose • Grace • Gwen • Hamp • Hank • Hap • Helen • Hickory • Ida (Tachikawa Ki-36) • Ida (Tachikawa Ki-55) • Irving • Jack • Jake • Jane • Jean • Jerry • Jill • Jim • Judy • Kate • Kate 61 • Laura • Lily • Liz • Lorna • Loise • Louise • Luke • Mabel • Mary • Mavis • Myrt • Nate • Nell • Nick • Norm • Oak • Oscar • Pat • Patsy • Paul • Peggy • Perry • Pete • Pine • Rex • Rita • Rob • Rufe • Ruth • Sally • Sally III • Sam • Sandy • Slim • Sonia • Spruce • Stella • Steve • Susie • Tabby • Tess • Thalia • Thelma • Theresa • Thora • Tina • Tillie • Toby • Tojo • Tony • Topsy • Val • Willow • Zeke • Zeke 32

Các máy bay không tồn tại
được cho thuộc biên chế Nhật Bản

Adam • Ben • Doris • Gus • Harry • Ione • Joe • Joyce • Julia • June • Norma • Omar • Ray

Máy bay nước ngoài bị
nhầm tưởng thuộc biên chế Nhật Bản

Bess (Heinkel He 111) • Doc (Messerschmitt Bf 110) • Fred (Focke Wulf Fw 190A-5) • Irene (Junkers Ju 87A) • Janice (Junkers Ju 88A-5) • Mike (Messerschmitt Bf 109E) • Millie (Vultee V-11GB) • Trixie (Junkers Ju 52/3m) • Trudy (Focke Wulf Fw 200 Kondor)