Hồng Kông tại Thế vận hội

Hồng Kông tại
Thế vận hội
Mã IOCHKG
NOCLiên hiệp các môn Thể thao và Ủy ban Olympic Hồng Kông, Trung Quốc
Trang webwww.hkolympic.org (tiếng Trung Quốc và Anh)
Huy chương
Vàng Bạc Đồng Tổng số
1 1 1 3
Tham dự Mùa hè
  • 1952
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
  • 1992
  • 1996
  • 2000
  • 2004
  • 2008
  • 2012
  • 2016
  • 2020
Tham dự Mùa đông
  • 2002
  • 2006
  • 2010
  • 2014
  • 2018
  • 2022

Hồng Kông tham gia Thế vận hội lần đầu năm 1952, lúc đó với tư cách một thuộc địa của Anh (Hồng Kông thuộc Anh). Từ đây, Hồng Kông đã tham dự đủ các kỳ Thế vận hội Mùa hè trừ lần tẩy chay đại hội năm 1980. Hồng Kông tham dự Thế vận hội Mùa đông lần đầu năm 2002.

Ủy ban Olympic của Hồng Kông được thành lập năm 1950 với tên gọi "Liên hiệp các môn Thể thao Nghiệp dư và Ủy ban Olympic Hồng Kông", hiện tại có tên là "Liên hiệp các môn Thể thao và Ủy ban Olympic Hồng Kông, Trung Quốc". Ủy ban được công nhận bởi Ủy ban Olympic Quốc tế năm 1951, và sau đó, Hồng Kông được đại diện độc lập với Vương quốc Anh (trong lễ trao huy chương vàng, cờ thuộc địa Hồng Kông được kéo lên và quốc ca Anh được cử hành) tại các kỳ Thế vận hội tương lai.

Sau khi Hồng Kông được chuyển giao về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997, Ủy ban Olympic của đặc khu hành chính được xác định cách gọi mới là Hồng Kông, Trung Quốc. Hồng Kông tiếp tục chọn cách đại diện độc lập tại Thế vận hội (trong lễ trao huy chương vàng, cờ Đặc khu Hành chính Hồng Kông được kéo lên và quốc ca Trung Quốc được cử hành, kể cả trường hợp các vận động viên (VĐV) từ Trung Quốc giành huy chương bạc hoặc đồng và vì vậy khiến cờ của Hồng Kông được treo cao hơn cờ Trung Quốc). Theo Luật Cơ bản Hồng Kông như được thỏa thuận khi Anh trao trả vùng lãnh thổ này (cụ thể là Điều 151, Chương 7 Luật Cơ bản), Hồng Kông "có thể tự mình,... duy trì và phát triển các mối quan hệ và ký kết và thực thi các thỏa thuận với các nước, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế liên quan trong những lĩnh vực phù hợp, gồm kinh tế, thương mại, tài chính và tiền tệ, hải vận, liên lạc, du lịch, văn hóa và thể thao."[1]

Hồng Kông giành tấm huy chương Thế vận hội đầu tiên năm 1996, cũng là tấm huy chương vàng đầu tiên. Đến nay các VĐV từ Hồng Kông đã giành tổng cộng 3 huy chương.

Tại Thế vận hội Mùa hè 2008, Hồng Kông là nơi tổ chức môn đua ngựa.

Bảng huy chương

Thế vận hội Mùa hè

Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
Phần Lan Helsinki 1952 4 0 0 0 0 -
Úc Melbourne 1956 2 0 0 0 0 -
Ý Roma 1960 4 0 0 0 0 -
Nhật Bản Tokyo 1964 39 0 0 0 0 -
México Thành phố México 1968 11 0 0 0 0 -
Tây Đức München 1972 10 0 0 0 0 -
Canada Montréal 1976 25 0 0 0 0 -
Liên Xô Moskva 1980 không tham dự
Hoa Kỳ Los Angeles 1984 47 0 0 0 0 -
Hàn Quốc Seoul 1988 48 0 0 0 0 -
Tây Ban Nha Barcelona 1992 38 0 0 0 0 -
Hoa Kỳ Atlanta 1996 23 1 0 0 1 49
Úc Sydney 2000 31 0 0 0 0 -
Hy Lạp Athens 2004 32 0 1 0 1 63
Trung Quốc Bắc Kinh 2008 34 0 0 0 0 -
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 42 0 0 1 1 79
Brasil Rio de Janeiro 2016 37 0 0 0 0 -
Nhật Bản Tokyo 2020 chưa diễn ra
Pháp Paris 2024
Hoa Kỳ Los Angeles 2028
Tổng số 1 1 1 3 94

Thế vận hội Mùa đông

Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
Hoa Kỳ Thành phố Salt Lake 2002 2 0 0 0 0
Ý Torino 2006 1 0 0 0 0
Canada Vancouver 2010 1 0 0 0 0
Nga Sochi 2014 1 0 0 0 0
Hàn Quốc Pyeongchang 2018 1 0 0 0 0
Trung Quốc Bắc Kinh 2022 chưa diễn ra
Ý Milano–Cortina 2026 chưa diễn ra
Tổng số 0 0 0 0

Huy chương theo môn

Môn thi đấuVàngBạcĐồngTổng số
Thuyền buồm1001
Bóng bàn0101
Xe đạp0011
Tổng số (3 đơn vị)1113

VĐV giành huy chương

Huy chương Tên Thế vận hội Môn thi đấu Nội dung
Vàng  Lý Lệ San Hoa Kỳ Atlanta 1996 Thuyền buồm Thuyền lướt gió (Mistral) nữ
Bạc  Cao Lễ Trạch
Lý Tĩnh
Hy Lạp Athens 2004 Bóng bàn Đôi nam
Đồng  Lý Tuệ Thi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 Xe đạp Keirin nữ

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2021.

Liên kết ngoài

  • “Hong Kong”. International Olympic Committee.
  • “Hong Kong”. Olympedia.com.
  • “Olympic Analytics/HKG”. olympanalyt.com.
  • (ed.) Monique Berlioux (tháng 2 năm 1977). “Hong Kong and Olympism” (PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (112): 104–109. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2007.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • x
  • t
  • s
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Âu
  • Albania
  • Andorra
  • Vương quốc Anh
  • Áo
  • Armenia
  • Azerbaijan
  • Ba Lan
  • Belarus
  • Bỉ
  • Bosna và Hercegovina
  • Bồ Đào Nha
  • Bulgaria
  • Cộng hòa Séc
  • Síp
  • Croatia
  • Đan Mạch
  • Đức
    • Mùa hè
    • Mùa đông
  • Estonia
  • Gruzia
  • Hà Lan
  • Hungary
  • Hy Lạp
  • Iceland
  • Ireland
  • Israel1
  • Ý
  • Kosovo
  • Latvia
  • Liechtenstein
  • Litva
  • Luxembourg
  • Bắc Macedonia
  • Malta
  • Moldova
  • Monaco
  • Montenegro
  • Na Uy
  • Nga
  • Pháp
  • Phần Lan
  • România
  • San Marino
  • Serbia
  • Slovakia
  • Slovenia
  • Tây Ban Nha
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Thụy Điển
  • Thụy Sĩ
  • Ukraina
Châu Đại Dương
Khác
  • Đội tuyển Olympic người tị nạn
  • Vận động viên Olympic độc lập
Trong quá khứ
1 Israel là thành viên của Ủy ban Olympic châu Âu (EOC) từ năm 1994 sau khi tách khỏi Hội đồng Olympic châu Á (OCA) do xung đột Ả Rập-Israel
Cổng thông tin:Thế vận hội