Tiếng Tolai

Tiếng Tolai
Tiếng Kuanua
Tinata Tuna
Sử dụng tạiPapua New Guinea
Khu vựcBán đảo Gazelle, tỉnh East New Britain
Tổng số người nói61.000 (1991)
20.000 người nói L2
Dân tộcNgười Tolai
Phân loạiNam Đảo
Hệ chữ viếtLatin script (Tolai alphabet)
Tolai Braille
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3ksd
Glottologkuan1248[1]

Tiếng Tolai là ngôn ngữ của người Tolai ở Papua New Guinea, một dân tộc sống trên bán đảo Gazelle tại tỉnh East New Britain.

Tên gọi

Tài liệu thường gọi ngôn ngữ này là Tolai. Tuy vậy, Tolai thực ra là tên một nhóm văn hoá. Người Tolai gọi ngôn ngữ của họ là a tinata tuna, nghĩa là "ngôn ngữ thực". Kuanua có vẻ là một từ trong tiếng Ramoaaina nghĩa là "chỗ đó".

Đặc điểm

Tân Ước tiếng Tolai: A Buk Tabu Kalamana Ure Iesu Karisito: "Tân Thánh thư về Jesus Christ."

Trái với hiện trạng nhiều ngôn ngữ ở Papua New Guinea, tiếng Tolai là một ngôn ngữ "khoẻ mạnh", chưa chịu sự lấn át của Tok Pisin, dù tiếng Tolai vẫn mượn nhiều từ vượng từ Tok Pisin, chẳng hạn, braun (nâu) đã thay thế kubar, vilivil (xe đạp) đã thay thế aingau. Đây là ngôn ngữ giao tiếp chính ở hai trung tâm dân cư lớn ở East New Britain: Kokopo và Rabaul.

Một điểm đặc trưng của tiếng Tolai là sự biến mất của âm /s/. Ví dụ, từ 'mặt trời' trong những ngôn ngữ gần gũi tại Nam New Ireland là kesakese, còn từ đồng nguyên tiếng Tolai là keake. Tuy vậy, /s/ đã được tái nhập thông qua từ mượn tiếng Anh và Tok Pisin.

Phân loại

Tiếng Tolai thuộc nhánh châu Đại Dương của ngữ hệ Nam Đảo. Chính xác hơn, nó nằm trong nhóm Patpatar–Tolai, cùng với tiếng Lungalunga (cũng nói trên bán đảo Gazelle) và tiếng Patpatar (nói trên New Ireland).

Ảnh hưởng lên ngôn ngữ khác

Tiếng Tolai là một ngôn ngữ nên cho Tok Pisin. Một số từ Tok Pisin nhiều khả năng bắt nguồn từ Tolai (hay một ngôn ngữ gần gũi) kà:

aibika (từ ibika) - cây bụp mì
buai - trầu
diwai (từ dawai) - cây, gỗ
guria - đông đất
kawawar (từ kavavar) - gừng
kiau - trứng
lapun - người già
liklik (từ ikilik) - nhỏ
umben (từ uben) - lưới đánh cá

Ngữ pháp

Âm vị học

Âm vị tiếng Tolai là:[2]

Phụ âm
Môi Chân răng Ngạc mềm
Tắc vô thanh p t k
hữu thanh b d ɡ
Mũi m n ŋ
R r
Cạnh lưỡi l
Xát β s
Tiếp cận (w)
Nguyên âm
Trước Giữa Sau
Đóng i u
Vừa e o
Mở a

Những âm vị nguyên âm trên còn có tha âm [ɪ, ɛ, ʌ, ɔ, ʊ].

Đại từ

Đại từ tiếng Tolai phân biệt bốn số (số ít (đơn), số đôi (kép), số tam (ba), số nhiều), ba ngôi (ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba), đồng thời có sự phân biệt tính gộp (sự phân biệt chúng tôi-chúng ta). Không có sự phân biệt về giống.

Số đơn Số đôi Số tam Số nhiều
Ngôi thứ nhất không gộp iau
(tôi)
(a)mir
(hai chúng tôi)
(a)mital
(ba chúng tôi)
avet
([tất cả] chúng tôi)
Ngôi thứ nhất gộp - dor
(hai chúng ta)
datal
(ba chúng ta)
dat
([tất cả] chúng ta)
Ngôi thứ hai u
(bạn, mi, mày, cậu)
(a)mur
(hai bạn...)
(a)mutal
(ba bạn...)
avat
(các bạn, bây, chúng bây)
Ngôi thứ ba ia
(anh/cô ta, hắn, nó)
dir
(hai anh/cô ta...)
dital
(ba anh/cô ta...)
diat
(họ, chúng)

Đại từ số nhiều mất đuôi -t khi đứng trước đông từ. 'Da vana!' - 'Ta đi thôi!', 'Pa ave gire.' - 'Bọn tôi không thấy', 'Dia tar pot' - 'Họ đến rồi.'

Cú pháp

Thứ tự từ cơ bản trong tiếng Tolai là SVO.

Nguồn tham khảo

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kuanua”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Franklin, Karl J.; Kerr, Harland B.; Beaumont, Clive H. (1974). Tolai Language Course . Ukarumpa, Papua New Guinea: Summer Institute of Linguistics. ISBN 0-88312-207-3.

Tài liệu

  • Mosel, Ulrike (1984). Tolai Syntax and Its Historical Development. Canberra: Pacific Linguistics. doi:10.15144/pl-b92. hdl:1885/145237. ISBN 978-0-85883-309-8.
  • Lynch, John; Ross, Malcolm; Crowley, Terry (2002). The Oceanic Languages. Richmond, Surrey: Curzon Press.

Liên kết ngoài

  • Trang Language Museum tiếng Tolai
  • x
  • t
  • s
Papua New Guinea Ngôn ngữ tại Papua New Guinea
Chính thức
Ngôn ngữ
bản địa lớn
  • Adzera
  • Amanab
  • Awad Bing
  • Barok
  • Bimin
  • Bola
  • Bugawac
  • Dedua
  • Dobu
  • Iatmül
  • Kâte
  • Kobon
  • Kovai
  • Kuanua
  • Kuman
  • Kuot
  • Kurti
  • Lihir
  • Mandara
  • Mangseng
  • Mbula
  • Mende
  • Mussau-Emira
  • Mutu
  • Nekgini
  • Ngaing
  • Nobonob
  • Numanggang
  • Nyindrou
  • Pele-Ata
  • Petats
  • Ramoaaina
  • Seimat
  • Solong
  • Somba-Siawari
  • Suau
  • Sulka
  • Tobo
  • Ura
  • Vitu
  • Waris
Ngôn ngữ
Papua khác
Anga
  • Akoye
  • Angaataha
  • Ankave
  • Hamtai
  • Kamasa
  • Kawacha
  • Menya
  • Safeyoka
  • Simbari
  • Susuami
  • Tainae
  • Yagwoia
  • Yipma
Awin–Pa
  • Awin
  • Pa
Binandere
  • Baruga
  • Binandere
  • Ewage
  • Korafe
  • Orokaiva
  • Suena
  • Yekora
  • Zia
Bosavi
  • Aimele
  • Beami
  • Edolo
  • Kaluli
  • Kasua
  • Onobasulu
  • Sonia
Chimbu–Wahgi
  • Chuave
  • Dom
  • Golin
  • Kandawo
  • Kaugel
  • Kuman
  • Maring
  • Melpa
  • Narak
  • Nii
  • Nomane
  • Salt-Yui
  • Sinasina
  • Tembagla
  • Wahgi
Duna–Pogaya
  • Duna
  • Pogaya
Đông Kutubu
  • Fasu
  • Fiwaga
  • Foi
Đông Strickland
  • Fembe
  • Gobasi
  • Konai
  • Kubo
  • Odoodee
  • Samo
Enga
  • Angal
  • Bisorio
  • Enga
  • Huli
  • Ipili
  • Kewa
  • Kyaka
  • Lembena
  • Samberigi
Eleman
  • Kaki Ae
  • Keuru
  • Opao
  • Orokolo
  • Toaripi
  • Tairuma
Ok–Oksapmin
  • Bimin
  • Faiwol
  • Mian
  • Ngalum
  • Ninggerum
  • Oksapmin
  • Setaman
  • Suganga
  • Telefol
  • Tifal
  • Urap
  • Yonggom
Tebera
  • Dadibi
  • Folopa
Tirio
  • Abom
  • Baramu
  • Bitur
  • Tirio
  • Were
Turama–Kikori
  • Ikobi
  • Omati
  • Rumu
Hệ ngôn
ngữ khác
  • Finisterre–Huon
  • Kainantu–Goroka
  • Madang
  • Ramu–Hạ Sepik
  • Sepik
  • Đông Nam Papua
  • Torricelli