Sa Tăng

Sa Tăng
沙僧
Nhân vật trong Tây du ký
Sa Ngộ Tĩnh trong Tây du nguyên chỉ (西遊原旨), xuất bản năm 1819.
Xuất hiện lần đầuHồi 22, Tây du ký
Sáng tạo bởiNgô Thừa Ân
Thông tin
Biệt danhSa Ngộ Tịnh, Quyển Liêm Đại tướng
Giống loàilam bì thủy
Giới tínhnam nhân
Vũ khíNguyệt nha sản
Tôn giáo\Tín ngưỡngPhật giáo
Sa Tăng
Tên tiếng Trung
Phồn thể沙悟凈
Giản thể沙悟净
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữShā Wùjìng
Wade–GilesSha1 Wu4-ching4
Tiếng Cám
La tinh hóaSa Ng Chhìn
Tiếng Quảng Châu
Việt bínhSaa1 Ng6 Zing6
Tên tiếng Việt
Tiếng ViệtSa Ngộ Tịnh
Tên tiếng Thái
Tiếng Tháiซัวเจ๋ง
Hệ thống Chuyển tự Tiếng Thái Hoàng giaSua Cheng (từ cách phát âm Triều Châu của 沙僧 "Sa Tăng")
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
사오정
Phiên âm
Romaja quốc ngữSa Ojeong
Tên tiếng Nhật
Hiraganaさ ごじょう
Kyūjitai沙悟凈
Shinjitai沙悟浄
Chuyển tự
RōmajiSha Gojō

Sa Tăng (沙僧, Bính âm: Sha Seng) hay Sa Ngộ Tịnh (Phồn thể: 沙悟淨, Giản thể: 沙悟淨, Bính âm: Sha Wujing) hay Sa Ngộ Tĩnh là đồ đệ thứ ba của Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên trong tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân.

Nguồn gốc tên gọi Sa Tăng

  • Ngộ Tịnh do Quan Thế Âm Bồ Tát đặt, có nghĩa là giác ngộ được tâm thanh tịnh trong đạo Phật[1]. Có tài liệu phiên âm tên này là Sa Ngộ Tĩnh[1], nhưng so với chữ Hán trong nguyên bản (沙悟淨) thì chữ 淨 chỉ có một âm đọc là "tịnh", như trong "thanh tịnh" (清淨)[2]. Tên này luôn được Đường Tăng gọi.
  • Sa Tăng là do Tôn Ngộ Không đặt khi ông chịu phò giá Đường Tăng, vì thấy cách chào của Sa Tăng giống hoà thượng. Ngộ Không và Bát Giới luôn gọi Sa Tăng là "Sa sư đệ" hoặc "tam sư đệ" mặc dù nếu tính đúng thì Ngộ Tịnh là đệ tử thứ tư của Đường tăng.
  • Bát Bảo (Bửu) Kim Thân La Hán Bồ Tát [3]: Hồi 100, khi Tam Tạng tâu với Lý Thế Dân đã nêu rõ chức phẩm được phong của từng đồ đệ. Như vậy, Sa Tăng được phong Bát Bảo Kim Thân La Hán Bồ Tát là đã tu thành chính quả.

Nguồn gốc của Sa Tăng

Sa Tăng ngày trước vốn giữ chức Quyển Liêm Đại tướng (卷帘大将). Là chức để coi việc trông rèm, trông sa giá cho Ngọc Đế. Năm xưa làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào trong lúc say rượu nên bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái. Vì thế mà Quan Thế Âm Bồ Tát đã cho phò giá Đường Tăng để chuộc lại lỗi lầm đã gây ra.

Tây du ký miêu tả Sa Tăng như sau:

Khắp đầu tóc đỏ rối tung,
Tròn xoe hai mắt sáng trưng như đèn.
Mặt thì xâm xạm đen đen,
Tiếng rống như sấm thét lên vang lừng.
Mình khoác áo lông ngỗng vàng,
Lưng thắt hai dải mây rừng trắng bong.
Chín đầu lâu cổ đeo vòng,
Tay cầm bảo trượng oai phong vô cùng[4].

Chuỗi vòng đầu lâu đeo trên cổ Sa Tăng

Trên cổ Sa tăng đeo chuỗi vòng 9 đầu lâu, Sa Tăng từng giải thích với Quan Thế Âm Bồ Tát rằng:

“Ta ở nơi đây đã ăn thịt vô số người, từ trước đến giờ những người đi qua đây đều bị ta ăn thịt. Phàm là đầu lâu còn sót lại, ta đều ném xuống sông Lưu Sa này, và chúng đã chìm hết xuống đáy. Nước con sông này lông ngỗng cũng không thể nổi lên, nhưng kỳ lạ, chỉ có chín cái đầu lâu của người đi lấy kinh này, là nổi lềnh bềnh trên mặt nước, không chìm xuống. Ta cho rằng đây là những vật lạ, nên đã lấy dây xâu lại thành một chuỗi vòng đeo lên cổ, để khi rảnh rỗi lấy ra xem”.

Trong “Thi thoại Đường Tam Tạng thỉnh kinh” được viết trước khi tác phẩm “Tây Du Ký” ra đời, Sa Tăng từng nói với Tam Tạng pháp sư: “Dưới cổ ta là những đầu lâu của người mà ta đã từng ăn thịt”.

Trong tạp kịch “Tây Du Ký” Sa Tăng nói: “Có một tăng nhân, phát nguyện đi đến Tây Thiên thỉnh kinh, nhưng con người làm sao có thể đi qua con sông này? Hắn đã làm tăng 9 đời, cũng đã bị ta ăn thịt 9 lần, 9 chiếc đầu lâu của hắn đã được ta sâu thành chuỗi vòng cổ này”.

Những chiếc đầu lâu trên chuỗi vòng cổ đều là đời trước của Đường Tăng. Những kiếp trước, Đường Tăng đã bị Sa Tăng ăn thịt 9 lần. Đó là lý do trong “Tây Du Ký” thường nói Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển thế lần thứ 10.

Cuộc chiến giữa Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng

Thầy trò Đường Tăng đi đến sông Lưu Sa gặp trở ngại không qua được, Trư Bát Giới, Tôn Ngộ Không cùng đánh với Sa Tăng, hồi sau không cự nổi bèn chạy xuống sông chỉ còn Trư Bát Giới giao đấu với Sa Tăng, hai bên bất phân thắng bại:

Tướng Quyển Liêm, soái Thiên Bồng
Khoe võ nghệ, hiểu thần thông.
Bên này: Bảo trượng hàng yêu nhằm đầu bổ,
Bên kia: Đinh ba chín mũi mặc sức vung.
Núi sông chấn động,
Sóng cả cuộn tung.
Hung như Thái Tuế rách tràng phan
Ác tựa Tang Môn tung lọng báu.
Một bên: Một lòng một dạ bảo vệ Đường Tăng.
Một bên: Phạm tội tày đình biến làm thủy quái.
Một phát đinh ba chín vết thương.
Trượng kia bổ xuống hồn phách bại.
Đánh qua và đánh lại,
Lừa mưu như cuộc cờ.
Xem ra chỉ tại người lấy kinh,
Nộ khí ngất trời không nhẫn nại
Đến nỗi: Cá rô, cá chép lánh cho xa.
Thuồng luồng ba ba đều sợ hãi.
Tôm hồng cua tía chết lăn quay,
Chư thần thủy phủ lên trời lạy,
Chỉ thấy ầm ầm nước tung cùng sóng lật,
Đất trời u ám tựa đêm đen...[5].

Tôn Ngộ Không phải cầu cứu Quan Âm Bồ Tát, Bồ Tát phái Mộc Tra xuống thu phục Sa Ngộ Tịnh, quy y làm đồ đệ thứ ba của Đường Tăng.

Phò giá Đường Tăng

Trong cuộc hành trình, Sa Tăng cùng Trư Bát Giới chuyên gánh hành lý và chăn ngựa. Về vũ khí, Sa Tăng chuyên sử dụng một cây bảo trượng hàng yêu nặng 5.048 cân[6] (月牙鏟, nguyệt nha san). So với Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và Trư Bát Giới giỏi chiến đấu dưới nước hơn.

Tính cách nhân vật

Sa Tăng là một nhân vật siêng năng, cần mẫn, nhưng tính cách ba phải, không dám đấu tranh chống lại những thói xấu do nhị sư huynh Trư Bát Giới gây ra. Tại hồi 27, khi Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh bị Bát Giới gièm pha, Sa Tăng dù biết lẽ phải thuộc về Ngộ Không nhưng vẫn không dám can ngăn Tam Tạng, rốt cuộc Ngộ Không bị đuổi về Hoa Quả Sơn. Vì vậy nên trong hồi 31, khi Bát Giới đến mời Ngộ Không đi cứu sư phụ, gặp lại Sa Tăng, Ngộ Không mới nói với Sa Tăng rằng:

Cái chú sa ni này! Lúc sư phụ niệm chú khẩn cô nhi, sao chú không nói giúp tôi một câu? Chỉ rặt khua môi múa mép! Bảo vệ sư phụ, sao không sang phương Tây đi, còn ngồi đây làm gì[7]?

Thành chính quả

Sau khi thỉnh được chân kinh, Sa Tăng được phong làm Kim Thân La Hán (La Hán Mình Vàng)[8].

Chú thích

  1. ^ a b Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập I, 2007, tr.10
  2. ^ “Tra từ: 淨”. Từ điển Hán Nôm. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  3. ^ “Những hiểu nhầm nghiêm trọng về Bát Giới trong 'Tây du ký'”.
  4. ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập I, 2007, tr.423
  5. ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập I, 2007, tr.429
  6. ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập II, 2007, tr.738
  7. ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập I, 2007, tr.597
  8. ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập II, 2007, tr.946

Tham khảo

  • Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, 2007.
  • x
  • t
  • s
Nhân vật
Phim
  • Động Bàn Tơ (1927)
  • Thiết Phiến công chúa (1941)
  • Alakazam the Great (1960)
  • Đại náo Thiên cung (1961)
  • Thiết Phiến công chúa (1966)
  • Động Bàn Tơ (1967)
  • Doraemon: Nobita Tây du kí (1988)
  • Đại thoại Tây du (1995)
  • Tình điên Đại Thánh (2005)
  • Saiyūki (2007)
  • Mỹ Hầu vương và Nhị Lang thần (2007)
  • Vua Kung Fu (2008)
  • Tây du ký: Mối tình ngoại truyện (2013)
  • Tây du ký: Đại náo Thiên cung (2014)
  • Tây du ký: Đại Thánh trở về (2015)
  • Tây du ký 2: Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh (2016)
  • Đại thoại Tây du 3 (2016)
  • Tây du ký: Mối tình ngoại truyện 2 (2017)
  • Ngộ Không kỳ truyện (2017)
  • Tây du ký 3: Nữ Nhi Quốc (2018)
Tục thư
Truyền hình
Sân khấu
  • Monkey: Journey to the West (play)
Truyện tranh
Trò chơi
  • Ether Saga Online
  • Enslaved: Odyssey to the West
  • Mộng Ảo Tây Du
  • Ganso Saiyūki: Super Monkey Daibōken
  • Ngộ Không ngoại truyện
  • Monkey Hero
  • Monkey Magic
  • Saiyuki: Journey West
  • SonSon
  • Đại Thoại Tây Du Online II
  • Whomp 'Em
  • Yūyūki
  • Black Myth: Wukong
Văn học
Khác