Đài quan sát núi lửa

Núi St. Helens phun trào

Đài quan sát núi lửa là một đài quan sát tiến hành nghiên cứu và giám sát một núi lửa [1].

Mỗi đài quan sát cung cấp giám sát liên tục và theo định kỳ sự biến động địa chấn, các thay đổi địa vật lý khác, các chuyển động trên mặt đất, khí gas núi lửa, điều kiện thủy văn và hoạt động giữa và trong khi phun trào núi lửa. Đài quan sát núi lửa cũng cung cấp dữ liệu chi tiết các vụ phun trào đang tiến triển [2].

Hầu như tất cả các đài quan sát là thành viên của Tổ chức Thế giới các Đài quan sát Núi lửa (WOVO, World Organization of Volcano Observatories). Đài quan sát núi lửa lâu đời nhất là Osservatorio Vesuviano, thành lập năm 1841 ở Naples, hiện là thành viên của cơ quan của chính phủ Ý.

Các phương pháp quan sát núi lửa

Các dụng cụ thiết bị quan trọng nhất để quan sát núi lửa là địa chấn kế, đo độ nghiêng (Inclinometer), GPS, đo giao thoa radar, đo nhiệt độ, phân tích hỗn hợp khí [3], đo lỗ khoan và quan sát địa chất hiện trường [4].

Một số quan sát có thể có được từ xa, thông qua viễn thám dựa trên vệ tinh và truyền tải các thiết bị đo lường từ xa, cũng như thông qua trao đổi dữ liệu quốc tế, ví dụ như dự án GEOWARN của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên điều này không dẫn đến giảm chi phí, nhưng hiệu quả hơn trong trường hợp có thiên tai. Các nỗ lực quốc tế đang được tiến hành để tạo điều kiện trao đổi dữ liệu xuyên quốc gia nhanh chóng và hài hòa.

Dự báo hoạt động núi lửa

Dự báo hoạt động núi lửa thể hiện nỗ lực giám sát và nghiên cứu liên ngành để dự đoán thời gian và mức độ nghiêm trọng của vụ phun trào núi lửa có thể xảy ra trong tương lai gần. Điều đặc biệt quan trọng là việc dự đoán các vụ phun trào nguy hiểm có thể dẫn đến thảm hoạ mất mát tính mạng, tài sản và sự gián đoạn hoạt động của con người.

Dự báo hoạt động núi lửa thức giấc dựa trên sự thay đổi, thường là tăng cao, các trị số quan sát trong tập hợp dữ liệu quan sát. Tuy nhiên độ chính xác các dự báo vẫn còn hạn chế, và vẫn để lại những thiệt hại về nhân mạng và vật chất [5][6].

Tham khảo

  1. ^ Thompson, Dick (2002) Volcano Cowboys: The Rocky Evolution of a Dangerous Science Macmillan ISBN 9780312286682 pp 53–59, 142, 175.
  2. ^ James Monroe, Reed Wicander, Richard Hazlett (2006) Physical Geology: Exploring the Earth Cengage Learning ISBN 9781111795658 pg 167
  3. ^ Thiết bị dự báo núi lửa hoạt động. Người Lao động, 22/09/2010. Truy cập 12/12/2017.
  4. ^ Rob Young, Lisa Norby (2009) Geological Monitoring pg 273
  5. ^ Có thể dự đoán chính xác núi lửa phun?. tuoitre, 04/12/2017. Truy cập 12/12/2017.
  6. ^ Kirby, Alex (ngày 31 tháng 1 năm 2001). “Early warning for volcanic mudslides”. BBC. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2017.

Xem thêm

Liên kết ngoài

  • USGS: Volcano observatories website
  • WOVO: World Organization of Volcano Observatories website
  • WOVO: directory of volcano observatories Lưu trữ 2007-05-01 tại Wayback Machine
  • Istituto Nazionale di Geofisica e Vulcanologia Lưu trữ 2011-07-26 tại Wayback Machine
  • Observatorio Volcanológico De los Andes del Sur Lưu trữ 2010-08-25 tại Wayback Machine
Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề địa lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Chủ đề
Danh sách
  • Các núi lửa đang phun trào
  • Các núi lửa ngoài Trái đất
  • Các vụ phun trào núi lửa khối lượng lớn ở lưu vực và phạm vi tỉnh, bang của Mỹ và Canada
  • Các vụ phun trào núi lửa lớn nhất
  • Dòng thời gian của núi lửa trên Trái đất
  • Các vụ phun trào núi lửa kỷ Đệ tứ
  • Nhân vật đáng chú ý chết do các vụ phun trào núi lửa